Công dụng trầm hương chữa bệnh trong y học

Công dụng trầm hương chữa bệnh trong y học

Trong y học cổ truyền, trầm hương được coi là một vị thuốc đặc biệt quý, hiếm và đắt tiền. Ngày xưa, người ta thường hay dùng trầm hương làm gối để chống đau đầu, trầm cảm hoặc lấy trầm hương nấu nước xông hoặc tắm chữa sài giật ở trẻ em. Bột trầm hương chống được bọ chét, chấy, rận…
Dược liệu trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận khí, tráng nguyên dương, mùi thơm tác động trực tiếp đến khứu giác, giúp an thần, trấn tĩnh hoặc giảm đau, cầm nôn, chủ yếu được dùng trong những trường hợp đau bụng, tức ngực, lạnh lưng, nôn mửa, hen suyễn, cảm nặng, khó thở, bí tiểu tiện, nam giới tinh khí lạnh…
Ngày nay, trầm hương tự nhiên có một số bài thuốc hay đã được khoa học công nhận dung để trị một số bệnh như:
– Chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày: Trầm hương, bạch đậu khấu, mỗi thứ 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, người lớn uống 3-4 gói; trẻ lớn tuổi uống 2 gói; trẻ nhỏ, 1 gói. Cho thuốc vào nước nóng già, khuấy đều, để lắng rồi chắt uống.
– Chữa hen suyễn: Trầm hương 2g, lá trắc bá 3g, tán bột, rây mịn, uống trước khi đi ngủ.
– Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
– Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
Lưu ý: phụ nữ có thai không được dùng trầm hương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *